BỆNH CÚM MÙA

Thứ hai - 06/11/2023 23:41
Những điều cần biết về bệnh cúm mùa mùa
      Hiện nay vào thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho bệnh đường hô hấp phát triển, trong đó có bệnh cúm mùa. Đây là bệnh thường tiến triển lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm.








 Bệnh cúm mùa là gì?
       Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra. Hầu hết người bệnh sẽ bình phục trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, cúm mùa có thể gây ra bệnh nặng hoặc tử vong, đặc biệt trong số các nhóm đối tượng nguy cơ cao bao gồm trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, nhân viên y tế và những người đang mắc các bệnh nặng khác.
Triệu chứng của bệnh cúm
       Cúm mùa có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng và khác với cảm lạnh, cúm thường xuất hiện đột ngột. Các triệu chứng thường gặp của cúm mùa bao gồm sốt đột ngột, ho (thường là ho khan), đau đầu, đau cơ và khớp, mệt mỏi, đau họng và chảy nước mũi. Ho có thể nặng và kéo dài từ 2 tuần trở lên. Một số trường hợp cúm mùa có thể dẫn đến: Sốt cao 39 độ C – 40 độ C; Nhức đầu, đau nhức toàn thân; Ho dữ dội, suy nhược nặng, tiêu chảy, nôn ói…
Làm thế nào để phòng bệnh cúm mùa?
       Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo:
1/ Rửa tay thường xuyên
2/ Đeo khẩu trang khi có triệu chứng viêm đường hô hấp
3/ Hạn chế tiếp xúc người mắc cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh
4/ Che mũi và miệng bằng khăn vải, khăn giấy dùng 1 lần, ống tay áo khi ho, hắt hơi
5/ Nâng cao sức khỏe bằng vận động thể lực >=30 phút/ngày và dinh dưỡng hợp lý
6/ Khi sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi liên hệ với cơ sở y tế
     Cúm mùa có xu hướng lan rộng thành dịch và có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi
     Các biến chứng nặng có thể xảy ra của bệnh cúm: Viêm phổi tim mạch, Nhiễm trùng huyết
     Triệu chứng của bệnh cúm mùa  rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác, việc chuẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế







7/ Không tự ý dùng các thuốc kháng sinh, kháng vi rút
                                                                                    Nguồn : Minh Nguyệt, Thủy Tiên - HCDC
                                                                                                  

 

Nguồn tin: Bộ phận y tế học đường trường MNTH:::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần tư vấn?